Giấm là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, mọi người có thể dùng nó hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, giảm cân. Giấm được làm từ quá trình lên men và chứa nhiều khoáng chất, axit. Giấm còn là thần dược dành cho mái tóc, đặc biệt là ngứa da đầu, tóc gãy rụng,… Cùng EcoLchi tìm hiểu cách dưỡng tóc với giấm trong bài này nhé
Tại sao nên dưỡng tóc với giấm?
Giấm làm sạch hóa chất trong da đầu
Việc sử dụng nhiều dầu gội đầu khô (dry shampoo), keo xịt tóc, hay dầu xả không gội (leave-in conditioner) để lại các lớp hóa chất trên tóc và da đầu. Lớp hóa chất này có thể ngăn ngừa việc mọc tóc, gây dễ gãy rụng tóc, cũng như tạo cơ hội cho gàu hình thành.
Giấm có thể rửa sạch lớp màng này nhẹ nhàng và không gây kích ứng da đầu. Ngoài ra, giấm còn chứa axit alpha-hydroxy giúp tẩy da chết cho da đầu.
Giấm có tính năng kháng khuẩn, chống viêm
Giấm cũng là một chất khử trùng phổ biến. Chất axít trong giấm giúp kiểm soát vi khuẩn hoặc nấm gây nên vấn đề về da đầu và tóc. Dưỡng tóc bằng giấm có thể giảm cảm giác ngứa ngáy, bong tróc da đầu khô (chính là gàu).
Giấm mang lại độ mềm mượt, sáng bóng tự nhiên cho sợi tóc
Da đầu của bạn có độ pH tính axít – chính xác là khoảng 5.5 trên thang độ pH. Trong khi đó, dầu gội đầu và dầu xả bình thường thường thuộc tính kiềm, có thể gây mất cân bằng độ pH trên da đầu của bạn nếu không được gội kỹ. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2014 chứng minh rằng độ kiềm cao của dầu gội đầu là nguyên nhân khiến tóc dễ bị ma sát, từ đó bị rối và dễ gãy rụng. Lớp dầu xả không được gội kỹ cũng có thể đóng màng gây bết dầu ở chân tóc và da đầu.
Giấm với thành phần axít axetic vừa có thể loại bỏ lớp dầu thừa, vừa giúp cân bằng độ pH trên tóc. Mái tóc được cân bằng độ pH sẽ suôn mượt tự nhiên, khó bị xoắn, rối và gãy rụng.
An toàn cho tóc nhuộm
Những ai hay tẩy nhuộm tóc biết rằng gội đầu thường xuyên có thể khiến mái tóc mau bay màu, đặc biệt là những gam màu thời trang như hồng, tím, xám, xanh… Nguyên nhân vì tính tẩy rửa cao có trong thành phần của xà bông gội đầu.
Trong khi đó, giấm có thể nhẹ nhàng tẩy sạch bụi bẩn, dầu nhờn và khoáng chất từ nguồn nước bám dính vào mái tóc, mà không làm hại đến màu nhuộm tóc. Chăm sóc tóc với giấm là cách kéo dài tuổi thọ màu nhuộm tóc của bạn.
Các bước dưỡng tóc với giấm
Bạn có thể dưỡng tóc với giấm bằng nhiều hình thức. Hoặc sử dụng giấm ăn sẵn có trong nhà, nhưng cần phải pha loãng để dưỡng tóc.
- Gội đầu rồi dưỡng tóc với dầu xả như bình thường.
- Sau đó, pha loãng 2-3 thìa canh giấm (có thể là giấm trắng hoặc giấm táo) với nửa lít nước. Dùng hỗn hợp giấm đã pha loãng này để thấm lên da đầu và các lọn tóc.
- Mát-xa đều trong vòng 5 phút. Nhắm mắt để tránh giấm rơi vào mắt.
- Xả sạch lại bằng nước lạnh.
Lưu ý: Nếu cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát khi dưỡng tóc với giấm, hỗn hợp giấm và nước của bạn chưa đủ loãng. Hãy xả tóc ngay lập tức, và thêm nước vào hỗn hợp trước khi áp dụng lại.
Dưỡng tóc với giấm táo hay giấm trắng thì tốt hơn?
Thực chất, bạn có thể chăm sóc tóc bằng cả giấm táo lẫn giấm trắng. Tuy nhiên, giấm táo thường là giải pháp được đề nghị khi dưỡng tóc vì mùi hương của nó nhẹ hơn giấm trắng.
Nhìn chung, giấm trắng có mùi hương khá nồng. Nếu không xả tóc sạch thì mùi giấm vương lại tóc sẽ tạo cảm giác khó chịu. Trong khi đó giấm táo mùi nhẹ hơn, lại hơi ngòn ngọt.
Nếu nhà không có giấm táo, bạn hoàn toàn có thể dùng giấm trắng dưỡng tóc. Mẹo cho bạn là pha một vài giọt tinh dầu thiên nhiên vào hỗn hợp giấm trắng và nước loãng để che đậy mùi hương “nồng nàn” của nó.
Bên cạnh giấm táo và giấm trắng, bạn cũng có thể dùng giấm rượu vang đỏ (red wine vinegar), hoặc giấm rượu vang trắng (white wine vinegar). Tuy nhiên, giấm rượu vang đỏ có thể gây ố màu mái tóc tẩy nhuộm với màu nhạt – hãy cẩn thận!
Nên chăm sóc tóc bằng giấm bao nhiều lần/tuần?
Nhìn chung, bạn nên sử dụng phương pháp chăm sóc tóc thiên nhiên này khoảng một lần/tuần. Đặc biệt là nếu bạn có da đầu nhạy cảm hoặc khô.
Đối với da đầu thiên dầu, sau khi da đầu đã quen với axít và AHA trong giấm, bạn có thể tăng lên đến 2-3 lần/tuần.
Trong những ngày không sử dụng dầu gội đầu, bạn vẫn có thể xả tóc bằng giấm.
Cần cẩn thận gì khi dùng giấm xả tóc?
Không xả tóc với giấm nếu da đầu bạn đang có vết thương hở miệng.
Trong những ngày bạn dùng chất tẩy tế bào chết cơ học cho da đầu, không nên kết hợp với xả tóc bằng giấm, vì nó sẽ làm kích ứng da đầu quá đà.