Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn hàng triệudu khách khắp bốn phương lại bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương. Xuân này cùng Ecolchi hành trình về một miền đất phật – Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, nguyện cầu một năm vạn sự như ý, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với thiên nhiên còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến bao gồm các công trình cổ mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do sự vận động của thiên nhiên tạo ra.
Du lịch Chùa Hương là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, bởi chùa là nơi linh thiêng để gìn giữ và truyền bá tư tưởng của Đức Phật. Để quên đi những ồn ào của cuộc sống và cầu mong cho gia đình, người thân một năm mới tràn đầy hạnh phúc và sức khỏe. Ngắm nhìn cảnh núi cao rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hoà, xếp đặt tài tình giữa một vùng đồng bằng ruộng lúa xanh tươi. Người Việt Nam – Phật tử đến Chùa Hương để lễ cầu Phật, cầu phúc và để được hoà mình với thiên nhiên cao rộng.
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên ban thờ.
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…
Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái cũng như các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ du khách gần xa. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.
Xuân này hãy đồng hành cùng Ecolch về miền đất Phật !