Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của con người, nhuộm tóc không chỉ để trang điểm mà còn để thể hiện cá tính. Người tóc bạc nhuộm tóc đen để giữ vẻ trẻ trung, người tóc cháy nắng muốn nhuộm tóc đều màu, cũng có người muốn thay đổi màu tóc để phù hợp với khuôn mặt, cá tính riêng của họ. Vậy nhuộm tóc có an toàn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nguồn gốc của thuốc nhuộm tóc
Nhuộm tóc chỉ mới trở nên phổ biến trong hai thập kỷ gần đây, thực tế, nhuộm xuất hiện sớm nhất từ 4 nghìn năm trước. Người Ai Cập cổ đại được coi là đã sáng tạo ra mỹ phẩm và họ cũng là những người đầu tiên biết sử dụng màu để nhuộm tóc. Tất nhiên, tóc được nhuộm bằng các màu lấy từ tự nhiên cụ thể là cây henna, indigo và chamomile.
Ngoài mục đích trang điểm cá nhân, người Ai Cập nhuộm tóc phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo thì với người La Mã họ dùng màu tóc để phân biệt các tầng lớp, xã hội. Phụ nữ quý tộc sẽ nhuộm tóc màu đỏ, tầng lớp trung lưu màu tóc bạch kim, người nghèo sẽ nhuộm tóc đen.
Bước ngoặt trong lịch sử thuốc nhuộm tóc là vào năm 1863, khi August Wilhelm von Hoffmann công bố thành phần của thuốc nhuộm tóc p-phenylenediamine (PPD). Tiếp theo đó, những phát minh mới trong ngành mỹ phẩm cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu nhuộm tóc ngày càng tăng của mọi người.
1. Nhuộm tóc có an toàn không?
Điều đáng lưu ý nhất khi sử dụng thuốc nhuộm tóc là có thể ảnh hưởng đến lớp vỏ bảo vệ của tóc. Từ đó khiến tóc giòn, dễ gãy hoặc rụng. Với những người có làn da nhạy cảm, việc nhuộm tóc có thể gây viêm da như: mẩn đỏ, đau rát, bong tróc, sưng tấy da đầu,…
Những người thường xuyên nhuộm tóc thường bị đau khớp, như bàn tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân…Nguy hiểm nhất là việc tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc kém chất lượng có thể gây ra nguy cơ ung thư
2. Dùng phấn nhuộm
Nhuộm đuôi tóc (dip dye) đang trở thành trào của nhiều bạn trẻ. Loại thuốc nhuộm được nhiều bạn trẻ sử dụng hiện nay là phấn nhuộm, một loại thuốc nhuộm tóc tạm thời.
Sản phẩm này giống như phấn viết bảng, nhưng mịn hơn, rẻ và dễ sử dụng. Chúng có nhiều màu sắc giúp các bạn trẻ tự do thể hiện cá tính. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ướt tóc và dùng phấn vẽ màu yêu thích lên mái tóc dùng lược để loại bỏ phấn dư thừa, sau đó dùng máy uốn tóc để cố định tóc.
Tuy nhiên, những loại phấn màu này chứa rất nhiều chất độc hại như p-phenylenediamine chất này nếu dính vào da mặt, da đầu… bạn có nguy cơ bị ung thư da. Ngoài ra, chất này có thể gây dị ứng, chàm, hen suyễn, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.
Ngoài ra, thuốc nhuộm tóc kém chất lượng có thể gây ra chứng xơ cứng bì tổng quát — một bệnh về khớp khiến da mặt, tay và thậm chí toàn bộ cơ thể trở nên cứng và dày lên, khiến người dùng không thể biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, không phải vì những nguy hại trên mà chúng ta từ bỏ hình thức làm đẹp này, vẫn có một số lưu ý để hạn chế tối đa những nguy hại có thể xảy ra khi sử dụng, chẳng hạn: chỉ sử dụng thuốc nhuộm uy tín, rõ nguồn gốc, thành phần tự nhiên. Khoảng cách ít nhất là 6 tháng giữa 2 lần nhuộm tóc. Tránh nhuộm phần chân tóc, đeo găng tay khi nhuộm.
Như vậy với câu hỏi “nhuộm tóc có hại không?” thì câu trả lời là không tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa những nguy hiểm từ phương pháp làm đẹp này. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.