Tẩy tóc gây ảnh hưởng nặng nề đến tóc, khiến tóc yếu đi và hư tổn đi nhiều. Màu nhuộm đỏ, hồng, bạch kim hay màu khói đều là các màu sáng, bắt mắt nhưng bạn phải có một quá trình chăm sóc tóc tẩy và phục hồi từ sâu bên trong. Hãy cùng EcoLchi tìm hiểu ngay cách chăm tóc tẩy hiệu quả nhé!
Đặc điểm của tóc sau khi tẩy
Sự tác động của các hóa chất khiến da dầu bị đau, bỏng, rát và tóc trở nên yếu, xơ xác, cứng và khô.
Quá trình tẩy tóc đã phá vỡ cấu trúc ban đầu của tóc khiến tóc dễ bị mất độ ẩm, từ đó khiến tóc dễ gãy rụng, nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Tóc gần như không thể hồi phục lại trạng thái ban đầu, việc chăm sóc tóc tẩy chỉ giúp tóc giảm thiểu hư tổn, phục hồi cho tóc đỡ bị yếu hơn.
Cách chăm sóc tóc tẩy tại nhà
Gội đầu đúng cách
- Hãy chọn những loại dầu gội dành riêng cho tóc nhuộm, đặc biệt là sản phẩm không chứa sulfat
- Chải tóc trước khi gội để giảm thiểu gãy rụng
- Sử dụng nước mát để gội đầu hoặc nước ấm. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng vì nước nóng sẽ làm hỏng tóc và da đầu đã tẩy.
- Đừng quên massage da đầu khi gội. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và da đầu cũng sẽ được khỏe mạnh hơn. Nhưng đừng dùng móng tay gãi quá mạn vì tóc lúc ướt rất mỏng manh và dễ gãy.
- Sau khi tẩy và nhuộm, bạn chỉ nên gội đầu 2 lần/tuần, điều này vừa tránh làm phai màu tóc nhanh và hạn chế rụng tóc.
Dưỡng ẩm thường xuyên
Tẩy tóc khiến tóc mất tới 60% khả năng đàn hồi. Vì vậy để phục hồi tóc tốt nhất bạn nên dưỡng ẩm đầy đủ, kết hợp sử dụng dầu xả trong quá trình gội đầu và dùng thêm các sản phẩm dưỡng tóc sau khi gội.
Các bạn có thể tham khảo tinh dầu dưỡng tóc EcoLchi chiết xuất tinh dầu argan, khá an toàn lành tính, có khả năng cung cấp độ ẩm tốt cho tóc. Bạn cũng nên đắp mạt nạ cho tóc 1 lần 1 tuần để tóc khỏe hơn và phục hồi nhanh hơn.
Hạn chế sấy tóc và tránh sử dụng nhiệt lên tóc
Kinh nghiệm chăm sóc tóc tẩy là tốt nhất không nên tác dụng nhiệt lên tóc, việc này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mái tóc vốn đã yếu và xơ cứng, khiến tóc bay mà và dễ bị gãy rụng.
Khi ra ngoài đường nên đội nón hoặc che chắn, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bảo vệ tóc khỏi tia UV.
Tỉa tóc thường xuyên
Phần đuôi và ngọn sau khi tẩy thường bị xơ, xối, chẻ ngọn. Bạn nên thường xuyên tỉa bớt đuôi tóc để lại bỏ các phần tóc bị khô, rối. Đây cũng là việc quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc tẩy, kích thích sự phát triển cho tóc mới.
Bổ sung dinh dưỡng từ bên trong
Ngoài việc chăm sóc tóc tẩy tại nhà bằng cách bảo vệ tóc từ bên ngoài, bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, điều chỉnh chế độ ăn uống để nuôi dưỡng tóc từ bên trong, tăng cường dưỡng chất giúp tóc trở nên chắc khỏe hơn. Các loại dưỡng chất tốt cho tóc như Biotin, vitamin A, vitamin E, vitamin D, collagen,…
Vitamin A
Đây là một chất dinh dưỡng tự nhiên gồm carotenoid, retinol, retinal, tiền vitamin A, retinoic và beta- carotene. Bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin A sẽ giúp tóc của bạn chắc khỏe, giảm gãy rụng và hạn chế xơ rối ngọn tóc.
Thiếu vitamin A, da đầu của bạn sẽ bị ngứa ngáy, dễ bị dị ứng gây cảm giác khó chịu và tự ti. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá liều thì tóc của bạn sẽ bị gãy rụng nhiều hơn.
Vì thế, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng liều lượng vitamin A đảm bảo ở ngưỡng vừa đủ. Mỗi người lớn cần bổ sung trung bình 1mg vitamin A/ngày, không nên nạp quá nhiều. Một số loại thực phẩm chứa vitamin A dồi dào có thể kể đến như cà rốt, bí đỏ, xoài, cải bó xôi, khoai tây,….
Vitamin B6
Một trong những loại vitamin tốt cho tóc được nhiều người biết đến chính là vitamin B6. Đây là một trong những vitamin thuộc nhóm vitamin B phức tạp, có khả năng tan trong nước và rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, protein,…
Đối với tóc, vitamin B6 giúp tăng cường sản sinh melanin giữ tóc luôn đen bóng và ngăn ngừa tình trạng gãy rụng. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này trong một số loại thực phẩm như gan, ngũ cốc, rau xanh, men bia và lòng đỏ trứng gà.
Lượng vitamin B6 cần thiết bổ sung hàng ngày là 1.6mg, không nên cung cấp quá nhiều gây tác dụng ngược ngoài ý muốn.
Vitamin B12
Cùng thuộc vitamin nhóm B, vitamin B12 giúp sản xuất tế bào hồng cầu giàu oxy để nuôi dưỡng nang tóc. Vì thế, thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến tóc gãy rụng, ngăn chặn khả năng tóc mới mọc, thậm chí làm tóc bạc sớm hơn bình thường.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày, bạn cần bổ sung 2mg vitamin B12 để đảm bảo đủ liều lượng cần thiết. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này bằng cách thêm các thực phẩm như trai, ngao, trứng, cua, cá thu, thịt bò, cá hồi, ngũ cốc, gà tây,…
Biotin
Biotin hay vitamin B7 cũng nằm trong tổ hợp vitamin nhóm B, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố sức khỏe của móng và tóc.
Theo đó, vitamin B7 kích thích mọc tóc mới, làm dày tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Đồng thời, loại vitamin này còn giúp cơ thể tổng hợp carbohydrate và chất béo, chuyển hóa protein giúp móng và tóc luôn chắc khỏe.
Khi cơ thể thiếu hụt biotin, móng của bạn sẽ bị giòn, dễ gãy và tóc rụng nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy vitamin này trong một số thực phẩm như đậu nành, bơ, đậu, trứng, đậu phộng và gan bò.
Tuy nhiên, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, hiện vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu để có thể đưa ra một hàm lượng biotin được khuyến nghị bổ sung cho từng đối tượng.
Vitamin C
Uống vitamin gì để mọc tóc? Câu trả lời chính là vitamin C hay còn được biết đến với tên gọi acid ascorbic.
Việc bổ sung vitamin C là điều cần thiết cho cơ thể, giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hại, từ đó hạn chế tóc khô, chẻ ngọn và dễ gãy rụng. Không chỉ tốt cho tóc, vitamin C còn giúp duy trì các mô liên kết da, xương và mạch máu.
Ngoài sử dụng thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung vitamin C qua một số thực phẩm như chanh, cam, dâu tây, bắp cải và tỏi.
Hàm lượng vitamin C khuyến nghị ở mức 90mg với nam và 75mg với nữ. Nếu dùng nhiều hơn giới hạn thì cơ thể sẽ bị tiêu chảy, khó chịu bụng và đầy hơi.
Vitamin E
Vitamin E sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những bạn tóc yếu, thường xuyên bị gãy rụng.
Không chỉ hữu hiệu đối với làn da, vitamin E còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng lượng oxy vào cơ thể giúp bảo vệ tóc, giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc nhanh. Bạn có thể tìm thấy vitamin này trong một số loại thực phẩm như dầu hạnh nhân, đậu, quả bơ, các loại hạt, ớt chuông và rau cải xanh.
Về liều lượng, đối với người lớn, mỗi ngày cơ thể cần bổ sung khoảng 15mg vitamin E. Trường hợp quên bổ sung, bạn cũng không nên tăng liều lượng vào ngày kế tiếp dẫn đến quá liều, không tốt cho cơ thể.
Vitamin D
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có tổng cộng 5 dạng từ vitamin D1 và vitamin D5. Trong đó vitamin D2 và D3 có công dụng chính liên quan đến sức khỏe con người.
Ngoài tốt cho xương khớp, vitamin D còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nang tóc mới. Vì thế, để sở hữu mái tóc chắc khỏe, dày mượt và không gãy rụng, bạn nhất định không được quên bổ sung vitamin D.
Loại vitamin này được tổng hợp từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau như ánh nắng mặt trời, ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như các loại cá béo, sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, các loại nấm,….
Và còn nhiều các vitamin khác giúp tóc chắc khỏe hơn. Hãy theo dõi EcoLchi để cập nhật thêm nhé!