Bí quyết chăm sóc tóc

Cách chăm sóc tóc uốn giữ nếp lâu, bền đẹp

Uốn tóc xong nhưng nhiều chị em lại quên đi những lưu ý để giúp tóc giữ nếp lâu và đẹp trong suốt thời gian dài, vô tình làm mái tóc uốn mất nếp và trông xấu đi. Dưới đây EcoLchi sẽ tổng hợp các cách chăm sóc tóc uốn hiệu quả nhất cho tóc khỏe đẹp và giữa nếp tốt hơn nhé!

Xem thêm: Cách chăm sóc tóc nhanh dài, dày, mượt cực đơn giản tại nhà

1. Không gội ngay sau khi uốn

Sau khi uốn tóc xong, thông thường các chuyên gia làm tóc sẽ khuyên bạn nên để mái tóc nguyên vẹn ít nhất trong 2 ngày rồi mới nên gội đầu vì mái tóc cũng cần có thời gian nhất định để hấp thụ thuốc và vào nếp. Nếu các hóa chất có trong thuốc uốn tóc chưa kịp thẩm thấu mà lại bị rửa trôi đi bởi dầu gội thì tóc sẽ không giữ được nếp nguyên vẹn như ban đầu mà sẽ rất nhanh chóng duỗi ra. Vậy nên, các bạn cần đặc biệt lưu ý điều này, cách chăm sóc tóc uốn đơn giản nhất là đừng vội vàng gội đầu lại quá sớm để tránh cho mái tóc bị nhả nếp mà lại không bồng bềnh được như mong muốn nhé.

2. Không gội đầu quá thường xuyên

Nếu các bạn đang có thói quen gội đầu mỗi ngày, khi chăm sóc tóc uốn tại nhà cũng nên hạn chế lại nếu không muốn mái tóc mới uốn trở thành mái tóc xù hay thẳng đuột như cũ nhé. Bởi lẽ, hàng ngày da đầu sẽ tiết ra một lượng dầu tự nhiên để dưỡng ẩm cho mái tóc nhưng việc gội đầu hàng ngày sẽ vô tình lấy hết cả lượng dầu trên tóc, khiến tóc trở nên khô xơ hơn vì thiếu ẩm, lọn tóc cũng vì vậy mà nhanh mất nếp. Theo lời khuyên của các chuyên gia tạo mẫu tóc, chúng ta nên gội cách khoảng (2 ngày 1 lần) và lựa chọn sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, phù hợp với da đầu để giảm thiểu những hư tổn cho tóc.

3. Dưỡng ẩm cho tóc

Tóc uốn rất dễ bị khô xơ do đã tiếp xúc với thuốc uốn cùng nhiệt độ cao nên cần được dưỡng ẩm thật tốt để mái tóc duy trì được sự mượt mà, bồng bềnh. Cách chăm sóc tóc uốn mà bạn có thể thử là dưỡng ẩm cho tóc với các sản phẩm như kem dưỡng ẩm hay tinh dầu dưỡng tóc,…

4. Chải tóc cẩn thận

Việc chải tóc tưởng như đơn giản và không quan trọng nhưng lại luôn là yêu cầu cần thiết khi chăm sóc tóc. Cho dù tóc bạn là mái tóc thẳng tự nhiên hay uốn, dập, nhuộm thì điều này cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đối với tóc uốn, thay vì các loại lược răng mau, bạn sẽ cần đến hai trợ thủ khác là những chiếc lược có răng lớn, thưa cùng với các loại lược chải mềm.

5. Để tóc khô tự nhiên

Khô tự nhiên luôn là cách làm khô được khuyến khích nhất cho tóc để mái tóc không phải chịu tác động từ nhiệt khô gấp, trong thời gian ngắn và dễ trở nên xơ rối, hư tổn. Dù là những mái tóc xoăn tự nhiên, hay là được uốn tại tiệm thì vẫn thích hợp để khô tự nhiên hơn là khô bằng hơi nóng từ máy sấy tóc. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng đến máy sấy tóc để tạo kiểu, bạn nên lựa chọn những loại máy sấy có thể điều chỉnh nấc nhiệt, để máy ở khoảng cách xa hơn 25cm, như vậy thì sẽ đỡ hơn việc sấy 1 nấc nhiệt cao ở khoảng cách gần.

6. Dùng khăn và máy sấy

Việc lau tóc và sấy khô sau khi gội đúng cách sẽ có thể giúp tóc bạn dễ vào nếp hơ cũng như giữ nếp được lâu hơn rất nhiều. Dù bạn có quen với việc lau tóc thì hãy cố gắng từ bỏ thói quen dùng khăn để chà xát mái tóc mà thay vào đó, hãy thấm bớt nước và lau tóc nhẹ nhàng theo chiều hướng xuống từ chân đến ngọn tóc để hạn chế làm tóc bị hư tổn.

Trước khi sấy tóc, hãy đợi cho tóc tự khô khoảng 40% và sử dụng máy sấy ở chế độ quạt mát. Trong quá trình sấy tóc, bạn có thể dùng lược tròn hoặc dùng tay để xoắn tóc theo nếp. Cuối cùng, hãy sử dụng thêm một ít tinh dầu dưỡng tóc để tạo độ bóng và dưỡng ẩm sâu hơn cho tóc nhé!

7. Ủ tóc

Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp các loại kem ủ chuyên dùng cho chăm sóc tóc uốn cùng với dầu dưỡng để tăng cường độ ẩm cho tóc. Bước này cũng chỉ tốn khoảng 5-10 phút thôi, nhưng tác dụng của chúng thì sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy. Mái tóc của bạn sẽ trở nên bồng bềnh, óng ả và dễ vào nếp hơn nhiều.

8. Xõa tóc tự nhiên

Sau khi làm tóc, để mái tóc có thể giữ nếp đẹp nhất, giống nhất với tạo kiểu ban đầu từ thợ làm tóc thì bạn nên hạn chế buộc, búi, kẹp hay làm bất cứ điều gì với tóc mà hãy thả tóc tự nhiên. Bởi sau khi uốn mới uốn xong, tóc vẫn còn thuốc và đang trong quá trình vào nếp, bất kỳ sự tác động hay can thiệp nào cũng có thể khiến cho kiểu tóc “biến dạng”. Trong trường hợp vì tính chất công việc phải làm việc trong môi trường đặc thù cần làm gọn tóc thì bạn cũng nên sử dụng khăn lụa mỏng, buộc tóc lỏng một chút để không gây ảnh hưởng đến kiểu tóc bạn đã làm.

9. Cách chăm sóc tóc uốn sử dụng mặt nạ

Dưới đây là một số thành phần được sử dụng phổ biến nhất để làm các loại mặt nạ dưỡng tóc mà bạn có thể tham khảo và tự làm được tại nhà:

  • Chuối: Không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, chuối còn là một nguyên liệu cực kỳ tốt dùng để làm mặt nạ dưỡng tóc. Trong chuối có chứa các thành phần silica có khả năng làm cho tóc mềm và bóng hơn. Ngoài ra, chuối cũng sở hữu đặc tính kháng khuẩn tốt, nên có thể làm giảm tình trạng khô da đầu hoặc bị gàu ngứa.
  • Trứng: Tương tự như chuối, trong lòng đỏ trứng cũng có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A và E, các chất biotin và folate có tác dụng kích thích và thúc đẩy quá trình mọc tóc tóc con, giúp tóc trở nên khỏe mạnh và bám sâu hơn vào da đầu.
  • Dầu bơ: Bơ là loại quả có chứa nhiều thành phần dưỡng chất và tinh dầu giúp bảo vệ và nuôi dưỡng da dầu tốt hơn. Một số thành phần chủ yếu trong bơ phải kể đến như: sắt, axit folic và magie có tác dụng bảo vệ và cải thiện lớp biểu bì ở phần chân tóc. Các sợi tóc khỏe mạnh sẽ có khả năng chống lại sự hư tổn và gãy rụng gây ra bởi tuổi tác, thời gian hoặc những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
  • Mật ong: Mật ong được sử dụng giống như một chất dưỡng ẩm ở trong mặt nạ dưỡng tóc. Sự có mặt của mật ong trong thành phần của mặt nạ dưỡng tóc sẽ giúp mái tóc được dưỡng ẩm tốt hơn và lâu hơn. Ngoài ra, mật ong cũng có công dụng đó là kích thích sự phát triển nhanh hơn của các tế bào da đầu dưới chân tóc, giúp các nang tóc khỏe mạnh hơn.
  • Dầu dừa: Do trọng lượng các phân tử có trong dầu dừa thấp nên sự kết hợp của tinh chất dầu dừa nguyên chất trong mặt nạ tóc sẽ giúp cho các khoáng chất có khả năng nuôi dưỡng sợi tóc sâu hơn, từ đó giúp giảm tình trạng tóc bị khô xơ, cứng và hư tổn.
  • Dầu oliu: Dầu oliu là một nguyên liệu rất giàu dưỡng chất, không chỉ có tác dụng làm đẹp cho tóc hay làm đẹp da mà còn được sử dụng để massage chữa bệnh cho cơ thể. Việc sử dụng dầu oliu làm mặt nạ dưỡng tóc giúp cho mái tóc được dưỡng ẩm toàn diện, tóc bồng bềnh và óng mượt hơn trong cả ngày dài.
  • Nha đam: Ngoài những nguyên liệu trên, nếu không nhắc đến sự có mặt của nha đam thì quả là một thiếu sót. Nha đam ngoài tác dụng làm dịu, làm mát thì khả năng dưỡng ẩm và kháng viêm cũng rất tốt. Đồng thời, trong thành phần của nha đam cũng chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và axit folic… là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển cho tóc. Sử dụng nha đam làm mặt nạ dưỡng tóc sẽ giúp tóc được chăm sóc và nuôi dưỡng một cách khỏe đẹp và óng mượt lâu hơn.