Trong các liệu trình phục hồi tóc, keratin thường được sử dụng dưới dạng tổng hợp hoặc là thành phần trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Vậy công dụng của bọc keratin là gì và có lưu ý gì khi sử dụng keratin, cùng EcoLchi tìm hiểu nhé!
Keratin là gì?
Keratin là một lớp sừng cấu tạo nên móng tay và tóc, chiếm 70% cấu trúc của tóc. Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ tóc và giúp tóc chắc khỏe. Ngoài ra, Keratin cũng được tìm thấy trong các cơ quan nội tạng.
Các loại Keratin khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hình thành và cấu trúc của móng tay, tóc và da khác nhau, có đến 54 loại được mã hóa trong bộ gen của con người. Tóc đủ Keratin thì mới khỏe mạnh và giúp cải thiện tình trạng tóc gãy và tóc hư tổn do sử dụng nhiều hóa chất.
Xem thêm: Tìm hiểu về liệu pháp bọc keratin cho tóc
Công dụng của Keratin đối với tóc
Keratin hỗ trợ làm mềm mượt, cũng như phục hồi tóc hư tổn bằng cách làm dưỡng ẩm cho tóc. Keratin là lớp bao bọc ngoài cùng của tóc, hoạt động như một hàng rào bảo vệ tóc khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Keratin còn giúp lấp đầy các lỗ trên biểu bì tóc, giúp tóc khỏe mạnh hơn và chữa lành tóc hư tổn, gãy và mỏng.
Keratin tập trung ở lớp biểu bì của tóc, có cấu tạo từ 5 – 10 lớp Keratin xếp chồng lên nhau như vảy cá giúp bảo vệ tóc khỏi quá trình oxy hóa hóa học và tác hại của môi trường. Ngoài ra, Keratin còn làm móng tay cứng và có độ đàn hồi, từ đó có thể bảo vệ móng.
Lưu ý khi sử dụng Keratin
Mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy việc tự sử dụng Keratin gây hại cho sức khỏe của tóc, da hoặc móng. Nhưng các hóa chất như Formaldehyde được tìm thấy trong các liệu pháp chăm sóc tóc bằng Keratin có thể gây hại.
Những người sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa Keratin hàng ngày sẽ tiếp xúc với Formaldehyde. Việc sử dụng Formaldehyde trong các sản phẩm này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như:
- Ngứa và cay mắt, ngứa mũi và cổ họng.
- Phản ứng dị ứng đặc trưng như ngứa da, phát ban.
- Kích ứng da đầu, có thể gây bỏng, phồng rộp.
- Thay đổi tâm trạng.
- Tóc mỏng và hư tổn.
Tiếp xúc với Formaldehyde kéo dài cũng đã được chứng minh là có tác dụng gây ung thư.
Hơn nữa, dư thừa Keratin từ thực phẩm chức năng có thể dẫn đến các tình trạng khó thở, suy hô hấp dai dẳng,… Do đó, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chăm sóc tóc sau khi bọc keratin
Để chăm sóc mái tóc và duy trì độ óng mượt trong thời gian dài, bạn phải chờ ít nhất 48 giờ trước khi gội đầu một lần nữa. Không dùng các sản phẩm có chứa gốc sunfat vì thành phần tẩy rửa mạnh sẽ khiến trôi đi lớp dầu tự nhiên, thiếu hụt keratin khiến da đầu khô hơn và dễ gãy rụng tóc.
Để định hình trạng thái tóc, bạn không được buộc tóc, kẹp tóc hay vén tóc ra sau tai. Ngoài ra, bạn không nên thực hiện thêm một tác động hóa chất nào khác lên tóc ít nhất là 6 tháng sau khi phục hồi keratin. Có thể bổ sung keratin cho tóc bằng các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm như trứng, cá hồi, sữa, rau xanh,… là những thực phẩm giàu protein và keratin giúp kích thích tóc mọc nhanh hơn mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình.
Công dụng của bọc keratin cho tóc là giúp mang lại sự óng mượt, chắc khỏe cho mái tóc. Trên đây là những kiến thức liên quan đến phục hồi keratin cho tóc bạn cần biết trước khi có ý định thực hiện liệu pháp này tại nhà hoặc tại các salon làm tóc. Chúc bạn thực hiện thành công để sớm lấy lại được vẻ đẹp và sự khỏe mạnh cho mái tóc của mình nhé!