Tóc bạc là biểu hiện của lão hóa, thường xuất hiện ở người lớn tuổi nhưng rất nhiều người mới ngoài 20 tuổi đã lốm đốm xuất hiện tóc bạc. Vậy nguyên nhân tóc bạc sớm là gì và làm sao để điều trị? Cùng Ecolchi theo dõi trong bài này nhé!
I. Tóc bạc sớm là gì?
Mái tóc của chúng ta có hàng triệu nang tóc, đó là những túi nhỏ nằm lót dưới da đầu. Các nang này sản xuất tóc và tế bào màu chứa melanin. Tóc bị bạc khi các tế bào tạo màu tóc ngưng hoạt động. Đến độ tuổi 50 thì một nửa dân số bị bạc gần cả đầu. Nếu bạn bị bạc tóc trước độ tuổi cuối 30 – đầu 40 thì gọi là tóc bạc sớm. Vậy tóc bạc sớm phải làm sao? Trước tiên, bạn cần biết nguyên nhân để tìm cách trị tóc bạc sớm hiệu quả.
II. Nguyên nhân tóc bạc sớm
Bạc tóc không phải là vấn đề y khoa, trừ trường hợp hiếm do bệnh tật gây ra. Người Việt cho rằng tóc bạc sớm là do ”máu xấu”, còn các nhà khoa học có những cách lý giải sau:
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Tóc bạc nhiều phải làm sao? Bạn có biết, thiếu hụt bất cứ loại nào trong số các vitamin B6, B12, biotin (vitamin B7), vitamin D, E đều góp phần gây tóc bạc sớm.
Một báo cáo trên tờ Development vào năm 2015 có đề cập đến sự thiếu hụt vitamin D3, B12 và kim loại đồng có thể ảnh hưởng tới việc tạo màu tóc. Chỉ cần bổ sung đầy đủ các vitamin này thì màu tóc sẽ trở lại.
Một báo cáo trên tờ International Journal of Trichology vào năm 2016 đã tìm hiểu về các nguyên nhân gây tóc bạc sớm ở một nhóm thanh niên Ấn Độ dưới 25 tuổi. Kết quả cho thấy hàm lượng ferritin (protein máu lưu trữ sắt) thấp cùng sự thiếu hụt vitamin B12 và cholesterol HDL tốt là nguyên nhân góp phần khiến tóc bạc sớm.
Stress oxy hóa gây bệnh tự miễn
Stress oxy hóa xảy ra khi các chất chống oxy hóa trong cơ thể không đủ sức chống lại các gốc tự do. Gốc tự do là các phân tử không ổn định gây phá hủy tế bào, đây là nguyên nhân gây lão hóa và bệnh tật.
Stress oxy hóa nặng có thể dẫn tới các bệnh tự miễn như bệnh bạch biến và bệnh rụng tóc từng mảng (alopecia).
Khi mắc bạch biến, lúc này hệ miễn dịch sẽ tấn công chính tế bào của nó, trong đó có tế bào melanin. Tóc sẽ bạc khi tế bào tạo màu melanin chết đi hoặc suy giảm chức năng.
Bệnh alopecia gây rụng lông tóc trên da đầu, trên mặt và nhiều nơi khác trên cơ thể. Khi tóc mọc trở lại, chúng thường bị bạc trắng do thiếu hụt melanin. Cách làm giảm tóc bạc sớm vì nguyên nhân bệnh lý sẽ cần nhiều thời gian và khó khắc phục hơn.
Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp cũng có nguy cơ bị tóc bạc sớm.
Do gene
Tóc bạc sớm phải làm sao? Theo một báo cáo đăng trên tờ Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology vào năm 2013, hầu hết chúng ta bị tóc bạc sớm là do gene.
Chủng tộc và dân tộc cũng quyết định chuyện tóc bạc sớm. Người châu Á thường bắt đầu xuất hiện tóc bạc vào cuối độ tuổi 30, người da trắng thì bạc tóc ở giữa độ tuổi 30, người Mỹ gốc Phi bị bạc tóc vào tuổi 30.
Do các sản phẩm chăm sóc tóc và thuốc nhuộm tóc
Các hóa chất nhuộm tóc và những sản phẩm như dầu gội, dầu xả đều chứa các thành phần gây hại làm giảm melanin khiến tóc bạc sớm.
Hydrogen peroxide (oxy già) là một thành phần chủ đạo trong các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc. Nó có tác dụng tẩy mạnh. Việc tẩy nhuộm thường xuyên rốt cuộc sẽ khiến tóc bạc trắng. Bạn cần tìm cách khắc phục tóc bạc sớm bằng việc chọn sản phẩm chăm sóc tóc an toàn hơn.
Do stress kéo dài
Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng lo lắng sẽ khiến tóc bạc. Một báo cáo của Đại học New York đăng trên tờ Nature Medicine quả thật đã tìm thấy bằng chứng cho thấy màu tóc biến mất khi cơ thể căng thẳng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho rằng stress chỉ đóng một phần nhỏ trong một bức tranh lớn, nơi mà bệnh tật và các nhân tố khác mới là thủ phạm gây bạc tóc sớm.
Tìm hiểu: Gội đầu dưỡng sinh: Phương pháp relax tinh thần hữu hiệu được ưu chuộng có gì hot?
Hút thuốc
Một nghiên cứu vào năm 2013 đăng trên tờ Italian Dermatology Online Journal cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ bạc tóc sớm gấp 2,5 lần người không hút. Hút thuốc lá tự động cũng gây hại cho mái tóc.
Trên đây là nguyên nhân gây ra tóc bạc sớm. Cùng chờ đợi phần điều trị tóc bạc ở bài tiếp theo trên Ecolchi.com nhé