Bí quyết chăm sóc tóc

Nhìn đi, móng vàng ố của bạn thể hiện điều gì? 

Nhìn xuống móng tay và móng chân, bạn vô tình phát hiện móng vàng ố trông mất thẩm mỹ? Thế thì bạn phải cẩn thận nhé. Hãy cùng EcoLchi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến móng vàng ố và giải pháp xử lý trong bài này nhé!

1. MÓNG VÀNG Ố DO ĐÂU?

Có phải bạn đang nghĩ nấm là nguyên nhân duy nhất khiến móng tay, móng chân có màu vàng ố? Thật tiếc là suy nghĩ này chưa chuẩn xác! Móng vàng ố có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:

DO YẾU TỐ VỆ SINH

Nếu móng của bạn dày, giòn và ố vàng thì nhiều khả năng đã bị nhiễm nấm (phổ biến nhất là loại nấm da liễu có tên Trichophyton rubrum).

Vậy đâu là đối tượng dễ bị nấm móng? Ai trong chúng ta cũng sẽ có nguy cơ nếu thường xuyên lui tới những nơi không đảm bảo vệ sinh mà không có biện pháp bảo hộ (không đi ủng, giày dép hoặc ủng, giày dép, tay chân không được vệ sinh kỹ càng).

Việc làm đẹp cho móng bằng phương pháp úp móng, nối móng nhưng không được thực hiện ở cơ sở uy tín cũng là một nguyên nhân. Chăm sóc và làm đẹp móng thường xuyên là tốt nhưng nếu không vệ sinh thì nấm vẫn có cơ hội đeo bám móng của bạn. Vì đơn giản, khoảng cách giữa móng thật và móng giả là môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn sinh sôi phá hỏng lớp sừng trên móng tay và da tay của bạn.

BẠN BỊ THƯƠNG Ở MÓNG

Những kiểu tình huống chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại ở móng có thể khiến móng trở nên giòn, yếu theo thời gian nên dễ xuất hiện nấm. Nói chẳng đâu xa xôi, những nàng hay đi giày cao gót chật thường bị viêm sưng móng chân do móng chân cọ vào trong thành giày đấy thôi!

Hay việc bạn vấp ngón chân, làm rơi vật nặng lên móng đôi khi khiến các tế bào tạo móng bị tổn thương. Vết thương vĩnh viễn đó không chỉ đau ở ngay thời điểm phát sinh mà sau đó còn có thêm hệ luỵ. Đó là móng mọc dày, gợn sóng chứ không trơn láng như bình thường. Mà bạn biết rồi đấy, như vậy thì tình trạng móng yếu, dễ nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện thôi.

BẠN LẠM DỤNG SƠN MÓNG, NHẤT LÀ CÁC MÀU ĐẬM VÀ MÀU TỐI

Trên thực tế, móng tay có cấu trúc khá xốp. Vì vậy, khi sơn móng tay, đặc biệt là các màu đậm, màu tối lên móng thì các sắc tố có thể bị hấp thụ. Các oxit sắt trong các chất đánh bóng đó bị oxy hóa và tạo ra màu giống như rỉ sét. Rất may, màu giống rỉ sét này chỉ là tạm thời và dần dần sẽ phai đi. Tuy nhiên, nó khiến cho móng của bạn trông rất mất thẩm mỹ.

Nói như thế không có nghĩa là, sơn móng tay màu nhạt hay nước sơn sáng màu là tốt đâu. Bởi màu sơn nào cũng có thể gây ảnh hưởng và tẩy sơn móng tay sẽ làm ố móng bạn đấy. Cách tốt nhất là đừng lạm dụng!

Xem thêm: Những tips giúp hạn chế gãy móng và tổn thương

BẠN THƯỜNG XUYÊN HÚT THUỐC

Tiến sĩ Idriss cho biết: “Mặc dù chưa rõ lý do chính xác nhưng tình trạng móng tay màu vàng thường thấy ở những người mắc bệnh phổi mãn tính hoặc chức năng gan kém và những người hút thuốc lâu năm (có thể vì móng tay tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều)”.

BẠN BỊ THIẾU VITAMIN

Việc hút thuốc không phải là lý do phổ biến nhưng chuyện thiếu chất dinh dưỡng thì có. Nếu cơ thể thiếu hụt một số vitamin nhất định như B12 và kẽm thì cũng có thể dẫn đến tình trạng móng bị đổi màu theo thời gian.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống thiếu chất, sinh hoạt không lành mạnh cũng khiến cơ thể yếu ớt, da dẻ xỉn màu, tóc rụng, móng dễ gãy và ngả màu lạ.

YẾU TỐ DI TRUYỀN

Gen ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể chúng ta, móng cũng không ngoại lệ. Nếu trong gia đình bạn có người bị móng tay vàng thì khả năng bạn gặp tình trạng tương tự sẽ cao hơn.

Tiến sĩ Idriss về tình trạng di truyền cho biết: “Điều này cực kỳ hiếm gặp và được gọi là ‘hội chứng móng tay màu vàng’. Nó bắt đầu ở tuổi trung niên và đi kèm với móng tay, móng chân màu vàng rõ, sưng tấy, khó thở mãn tính. Lúc này, bạn cần điều trị các vấn đề tiềm ẩn về phổi, tay chân sưng. Riêng về móng thì nó có thể trở lại bình thường hoặc không bởi những thay đổi này thuộc về đột biến gen.”

2. GIẢI PHÁP ĐỂ SỞ HỮU BỘ MÓNG KHỎE ĐẸP, KHÔNG BAO GIỜ BỊ VÀNG Ố

Những lời khuyên này chính là giải pháp đúc kết sau khi tìm hiểu kĩ càng và đầy đủ nguyên nhân gây ra tình trạng móng vàng ố:

  • Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể và tay chân sạch sẽ, nhất là khi đi đến những nơi như bể bơi, phòng tắm, phòng xông hơi công cộng…
  • Cần lựa chọn các cơ sở làm nail uy tín và sử dụng các loại sơn móng lành tính.
  • Hạn chế hoặc cẩn thận khi sử dụng phương pháp làm đẹp úp móng, nối móng. Không lạm dụng sơn móng, nhất là các màu đậm/tối và nên sơn một lớp sơn nền làm hàng rào ngăn cách giữa móng và sắc tố.
  • Bạn chỉ nên sơn móng tay định kỳ, có quãng nghỉ để móng được thư giãn và phục hồi. Đây dẫu sao cũng là tin tốt so với việc bạn lầm tưởng phải vĩnh viễn từ bỏ việc sơn móng phải không nào!
  • Để hạn chế tình trạng móng giòn, yếu, đổi màu thì bạn cần bổ sung keratin hoặc biotin đồng thời duy trì chế độ ăn ngủ khoa học, lành mạnh để khỏe từ bên trong.
  • Tránh để móng bị chấn thương, nhất là khi móng đang bị nấm. Nếu bị nấm ở móng chân thì giày dép hở mũi, thoáng khí, mềm mại và vừa vặn là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
  • Khi phát hiện có vấn đề ở móng thì nên đi khám sớm và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị nặng và lan rộng, khi đó sẽ khó điều trị hơn nhiều.