Bí quyết chăm sóc tóc

Review các phương pháp cấy tóc tự thân

Tóc hói, tóc mọc thưa khiến nhiều người đau đầu vì mất thẩm mỹ. Hiện nay đang có phương pháp cấy tóc tự than đang được mọi người truyền tai nhau biết đến. Hãy cùng EcoLchi tìm hiểu phương pháp cấy tóc tự thân là gì có hiệu quả thế nào nhé!

1. Cấy tóc tự thân là gì?

Hiểu một cách đơn giản cấy tóc tự thân chính là bóc tách những nang tóc khỏe mạnh ở nơi tóc mọc bình thường rồi di chuyển đến nơi tóc bị rụng quá nhiều và khó mọc lại. Việc cấy tóc chỉ xảy ra trên cơ thể của cùng một người, chứ không thể sử dụng nang tóc của người khác được vì sẽ xảy ra tình trạng bài xích tế bào. Những nang tóc khỏe mạnh mới được cấy sẽ bắt đầu sản sinh collagen, tế bào mới và mọc tóc trở lại.

Hiện nay có 2 phương pháp cấy tóc tự thân bao gồm FUT (Follicle Unit Transplantation) và FUE (Follicle Unit Extraction). FUT cần phải cắt một mảnh da đầu ở nơi khác sau đó mới bắt đầu lấy nang tóc, trong khi đó, FUE sẽ dùng công nghệ đặc biệt để tách nang tóc trực tiếp mà không cần phẫu thuật. Nhưng dù là phương pháp nào cũng có những rủi ro nhất định.

Xem thêm: 10 sự thật về tóc khiến bạn thấy thú vị

2. Các phương pháp cấy tóc tự thân

Trên thị trường hiện nay chủ yếu được áp dụng 2 phương pháp sau:

Phương pháp cấy tóc tự thân FUT

Phương pháp cấy tóc tự thân FUT hay còn được gọi là phẫu thuật dải đơn vị nang FUSS. Với phương pháp này bác sĩ sẽ tách dải da đầu thành hàng nghìn mảnh nhỏ, mỗi mảnh ghép này là 1 sợi tóc. Kết hợp với việc tạo lỗ nhỏ trên da đầu rồi chèn các sợi tóc vào các lỗ được tạo. Phương pháp này trung bình sẽ mất khoảng 1 tuần để da đầu của bạn hồi phục.

Phương pháp cấy tóc tự thân FUE

Đối với phương pháp cấy tóc tự thân FUE, bác sĩ lấy tóc chỗ thừa bù sang chỗ thiếu, tiến hành lấy các nang tóc khỏe mạnh tách riêng biệt ra khỏi đầu của bạn. Sau đó cấy vào những khu vực da đầu không có tóc hay tóc thưa mỏng bằng cách tạo các lỗ nhỏ trên da đầu rồi ghép các nang tóc mới đã được lựa chọn và trong các lỗ được tạo trước đó.

3. Quy trình cấy tóc tự thân tại bệnh viện và thẩm mỹ viện

Bạn quan tâm về cấy tóc tự thân nhưng chưa hình dung được quá trình này diễn ra như thế nào? Dưới đây là chi tiết các công đoạn của quy trình cấy tóc này giúp bạn tham khảo và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Bước 1: Xác định phần tóc cần cấy ghép

Để mái tóc trở nên hoàn hảo và lấp đầy những phần da bị rụng tóc hoặc hói đầu, bước đầu tiên xác định đường chân tóc và vùng cần cấy ghép. Bước này khá giống với các bước định hình khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Tiếp theo là thực hiện đo mật độ tóc và tính toán số nang tóc cần cấy ghép và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Bước 2: Lấy nang tóc từ phần tóc tự nhiên

Trước khi lấy nang tóc, da đầu sẽ được làm sạch để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa các nguy cơ gây nhiễm trùng, sau đó gây tê cục bộ để hạn chế sự đau đớn khi cấy tóc. Sử dụng máy chuyên dụng lấy nang tóc tiến hành lấy các phần nang ở những chỗ tóc dày và khỏe mạnh.

Bước 3: Phân tách tóc

Các nang tóc được lấy được phân tách bằng phương pháp thủ công để không ảnh hưởng đến nang tóc. Có thể sử dụng máy móc và kỹ thuật hiện đại để phân tiến hành phân tách và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bác sĩ lựa chọn phương pháp thủ công này để hiệu quả cấy tóc tự thân được tốt nhất.

Bước 4: Cấy nang tóc vào các vùng tóc bị rụng, hói bằng thủ thuật xâm lấn

Công đoạn này rất quan trọng, chính vì vậy bạn cần chọn một địa điểm cấy tóc uy tín và bác sĩ có tay nghề cao và máy móc hiện đại để tránh mắc những sai lầm đáng tiếc. Việc cấy tóc được thực hiện bằng thủ thuật xâm lấn và cấy ghép các phần nang tóc đã tách vào da đầu.

Phương pháp này khó thực hiện, đòi hỏi rất nhiều yếu tố kỹ thuật mới có được kết quả tốt và một điều nữa là bạn phải chịu đau trong một thời gian. Hoặc bạn có thể lựa chọn phương pháp này bằng thủ thuật không xâm lấn và tiêm các tế bào nang tóc vào vùng da đầu bị rụng.

Sau khi hoàn thành các bước, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại bệnh viện trong vòng 2 đến 3 ngày. Sau đó sẽ quay lại vào bệnh viện vào thời gian định kỳ để tiến hành kiểm tra và gội đầu.